Đồ gỗ bị mốc không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ mà còn giảm tuổi thọ của sản phẩm, thậm chí là gây nguy hại tới sức khỏe con người. Vậy có cách chống mốc đồ gỗ hiệu quả nào? Phương pháp làm sạch đồ gỗ bị mốc như nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng đồ gỗ được bền, đẹp, lâu?
Nguyên nhân đồ gỗ bị mốc
Trước khi đi vào tìm cách chống mốc đồ gỗ hiệu quả, chúng ta hãy cùng lý giải nguyên nhân vì sao đồ gỗ bị nấm mốc. Bởi có biết được căn nguyên mới có được biện pháp phòng chống, xử lý đúng cách.
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đồ gỗ bị mốc nhưng chủ yếu là do:
Tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu
Thực tế, các bào tử nấm lơ lửng trong không khí. Chúng bám vào quần áo, đồ đạc. Nhưng chúng chỉ phát triển thành nấm mốc khi gặp được điều kiện môi trường phù hợp. Môi trường lý tưởng ấy chính là kiểu không khí ẩm thấp, nhiệt độ trung bình từ 21 – 20oC, độ ẩm không khí trên 80%.
Trong khi đó, Việt Nam lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Độ ẩm cao, nhất là vào những ngày mưa, ngày nồm ẩm vào mùa xuân, ngày nóng ẩm thất thường, lúc nóng lúc lạnh. Vì vậy, tình trạng đồ gỗ bị nấm mốc là khó tránh khỏi.
Quá trình xử lý gỗ không đảm bảo
Gỗ trước khi chế tác thành sản phẩm sẽ được trải qua các công đoạn xử lý khác nhau nhằm gia tăng khả năng chống mối mọt, chống ẩm. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất, vì muốn tiết kiệm kinh phí sản xuất đã thực hiện qua loa, thậm chí còn bỏ qua. Điều này khiến cho lõi gỗ vẫn còn độ ẩm, sau một thời gian sử dụng sẽ sinh ra vết mốc.
Chất lượng gỗ kém
Đồ gỗ bị mốc còn xuất phát từ chính chất lượng của gỗ, nhất là gỗ công nghiệp. Nếu gỗ ép kém chất lượng, cốt gỗ không được xử lý, bo nẹp các góc cạnh cẩu thả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Sử dụng, vệ sinh đồ gỗ không đúng cách
Quá trình sử dụng, vệ sinh tủ cũng ảnh hưởng tới tình trạng nấm mốc xuất hiện trên đồ gỗ. Ví dụ như thường xuyên đặt cốc nước quá lạnh, quá nóng trực tiếp lên đồ gỗ, lâu dần sẽ khiến chúng bị mốc. Hay dùng khăn ướt để vệ sinh đồ nội thất bằng gỗ cũng làm đồ nhanh bị mốc hơn.
Cách chống mốc đồ gỗ hiệu quả
Việc xuất hiện các vết nấm mốc trên đồ gỗ không chỉ làm suy giảm tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới kết cấu bên trong sản phẩm, nguy hại cho sức khỏe của con người. Do đó, để áp dụng các cách chống mốc đồ gỗ dưới đây là rất cần thiết.
Dùng bã cà phê hoặc than củi
Xung quanh chúng ta có rất nhiều nguyên liệu tự nhiên chống ẩm tốt. Không cần tìm kiếm đâu xa, bạn có thể dùng ngay bã cà phê, than củi để ngăn ngừa nấm mốc xâm phạm đồ gỗ trong gia đình. Không những vậy, chúng còn giúp khử mùi hiệu quả.
Cách chống mốc đồ gỗ bằng bã cà phê hoặc than củi rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho bã cà phê đã được phơi khô hoặc than củi vào trong một túi vải xô hoặc tất cũ và buộc chặt. Sau đó, bạn để túi vải đó vào tủ quần áo, tủ bếp, tủ nướng,…
Lựa chọn vị trí đặt đồ gỗ phù hợp
Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân chính khiến đồ gỗ bị mốc đó là do môi trường, thời tiết, khí hậu. Khi độ ẩm quá cao sẽ làm ảnh hưởng tới đồ nội thất bằng gỗ. Vì vậy, bạn không nên kê đồ gỗ ở các vị trí có độ ẩm cao như gần bể nước, sát cửa sổ có thể bị nước mưa hắt vào, góc khuất thiếu ánh sáng, phòng vệ sinh,…..
Thay vào đó, bạn hãy đặt chúng ở những chỗ thoáng mát, cách tưởng ít nhất 1cm. Hơn nữa, khi trời nồm, độ ẩm cao, bạn nên đóng cửa vào để hạn chế hơi ẩm vào nhà, tiếp xúc trực tiếp với đồ gỗ. Đó mới là cách chống mốc đồ gỗ hiệu quả.
Phơi đồ gỗ dưới ánh nắng nhẹ
Một cách bảo quản đồ gỗ không bị mốc siêu đơn giản đó chính là cho đồ gỗ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần chú ý tới nhiệt độ, chỉ nên phơi dưới ánh nắng nhẹ, tránh nắng nóng sẽ khiến gỗ bị nứt, cong vênh, co ngót.
Vệ sinh đồ gỗ đúng cách
Vệ sinh là việc không thể thiếu khi sử dụng đồ nội thất bằng gỗ. Tuy nhiên, vệ sinh như thế nào mới là cách chống mốc đồ gỗ đúng đắn? Với đồ gỗ, bạn cần dùng khăn khô để vệ sinh. Nếu muốn loại bỏ bụi bẩn, bạn có thể dùng khăn mềm đã vắt kỹ nước để lau rồi lấy khăn khô lau lại.
Tuyệt đối không dùng khăn ướt, chúng sẽ dễ để lại các vệt mờ, độ ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Không những thế, khăn quá ướt sẽ làm phai màu sơn bóng, nước ngấm vào đồ khiến đồ nhanh hư hỏng.
>>> Xem thêm: Công nghệ xanh là gì? Lợi ích và ứng dụng thực tiễn của Cleantech
Cách làm sạch đồ gỗ bị mốc đơn giản
Đồ gỗ bị mốc phải làm sao? Nếu đồ nội thất bằng gỗ của bạn bị nấm mốc, bạn hãy áp dụng các phương pháp xử lý đồ gỗ bị mốc như sau:
Sử dụng giấm gạo làm sạch mốc
Giấm gạo có hầu hết trong các gian bếp của người Việt. Chúng không chỉ là một nguyên liệu trong chế biến món ăn mà còn là một chất làm sạch hiệu quả, an toàn, tiết kiệm nhờ tính axit. Do đó, nếu đồ gỗ bị mốc trắng, bạn có thể dùng giấm ăn để làm tẩy sạch.
Với cách xử lý đồ gỗ bị mốc này, trình tự các bước thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn cho giấm gạo vào một chiếc bình dạng xịt.
- Sau đó, bạn xịt đều chúng lên bề mặt đồ gỗ bị nấm mốc.
- Tiếp theo, bạn lấy khăn mềm khô lau sạch đi các vết mốc.
- Sau khi làm sạch, bạn đem đồ ra nơi thông thoáng, có ánh nắng mặt trời để phơi vài tiếng cho mốc biến mất hoàn toàn.
Xử lý đồ gỗ bị mốc bằng nước rửa chén
Những chai nước rửa chén chẳng lấy làm xa lạ gì với mọi gia đình. Thế nhưng không phải ai cũng biết dung dịch này còn có tác dụng khử nấm mốc. Cách xử lý đồ gỗ bị mốc bằng nước rửa chén như sau:
- Trước hết, bạn hòa loãng nước rửa chén với nước ấm rồi cho vào bình xịt.
- Xịt trực tiếp hỗn hợp lên khu vực đồ nội thất gỗ bị mốc.
- Sau đó, bạn dùng khăn mềm ướt lau lại cho hết nước rửa chén.
- Cuối cùng, bạn phơi đồ gỗ dưới ánh nắng trong vài giờ đồng hồ liền là được.
Sử dụng rượu vodka
Ngoài giấm gạo, nước rửa chén, rượu vodka cũng là một dung dịch giúp bạn loại bỏ các bào tử mốc. Cách làm cũng tương tự như với các nguyên liệu trên, bạn cho một ít rượu Vodka (loại rẻ tiền cũng được) vào một bình xịt rồi phun nhẹ lên bề mặt gỗ bị mốc. Sau đó, bạn lấy khăn mềm lau sạch và khiêng đồ ra ngoài trời nắng phơi khô là có thể đánh bay nấm mốc.
Đánh bóng bề mặt bị mốc và sơn lại
Phần lớn gỗ thường bị mốc ở bề mặt ngoài nên có một cách đơn giản để bạn khắc phục tình trạng đồ gỗ mốc đó chính là đánh bóng rồi sơn lại. Việc làm này không chỉ loại bỏ mốc mà còn giúp xử lý các vết bẩn, vết xước, bề mặt gỗ bị xuống máu, tróc sơn,….
Bạn có thể dùng cát hoặc giấy ráp để chà bong lớp sơn cũ bị mốc trên bề mặt đồ gỗ. Sau đó, bạn dùng một miếng vải ẩm để vệ sinh, loại bỏ hoàn toàn vụn bụi bẩn trên bề mặt. Tiếp đến, bạn mang sản phẩm ra phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng máy sấy. Cuối cùng, bạn tiến hành sơn một lớp sơn chống ẩm lên trên bề mặt.
Dùng dung dịch chống mốc gỗ
Nếu đồ gỗ không chỉ xuất hiện mốc mà còn tỏa ra mùi hôi khó chịu thì dung dịch chống mốc gỗ chuyên dụng sẽ là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn. Chúng sẽ giúp loại bỏ mốc, diệt vi khuẩn trú ngụ trong tủ gỗ cũng như khử mùi hôi hiệu quả.
Để phát huy tác dụng cách chống mốc đồ gỗ tối ưu, bạn cần vệ sinh bề mặt sản phẩm sạch sẽ. Sau đó, bạn bôi dung dịch chống mốc chuyên dụng lên đồ gỗ. Rồi bạn dùng bàn chải lông cứng hoặc miếng bọt biển nhúng vào dung dịch ấy, chải theo vòng tròn xung quanh vị trí cần vệ sinh. Sau khi chỗ ẩm mốc được làm sạch, bạn phơi đồ nội thất dưới ánh nắng mặt trời.
Do là dung dịch hóa chất có tính chất tẩy rửa nên khi sử dụng bạn hết cần hết sức cẩn thận. Tốt nhất, bạn hãy mang đồ bảo hộ: khẩu trang, găng tay, kính mắt,… để đảm bảo an toàn. Đồng thời tránh xa tầm tay trẻ em, tránh hệ quả đáng tiếc không mong muốn.
>>> Đừng bỏ qua: Top 5 mẫu chậu rửa bát đẹp, thẩm mỹ cải tạo không gian bếp
Lưu ý sử dụng đồ gỗ đẹp bền lâu không bị mốc
Muốn giữ cho đồ gỗ luôn bền đẹp, tuổi thọ kéo dài theo thời gian, bạn cần đặc biệt lưu tâm tới 3 điều: nhiệt độ, độ ẩm và vệ sinh. Do đó, bạn nên:
- Không sử dụng đồ nội thất gỗ ở những nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao.
- Tránh đặt đồ gỗ ở khu vực có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào, dễ bị cong vênh, co ngót.
- Không kê đồ gỗ ở cửa sổ dễ bị mưa hắt vào gây ẩm mốc, hư hại.
- Tránh kê đồ gỗ sát tường, nên cách tường khoảng 1cm.
- Kê đồ gỗ ở những vị trí sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng.
- Vệ sinh, lau chùi đồ gỗ thường xuyên và đúng cách bằng khăn khô.
- Giữ đồ sạch sẽ, tránh đề dầu mỡ, thức ăn hoặc các vật dụng khác làm tổn hại tới bề mặt đồ gỗ.
- Thỉnh thoảng đưa đồ gỗ ra “tắm nắng nhẹ”.
- Thường xuyên diệt khuẩn, ẩm mốc đồ gỗ bằng các chất chống ẩm tự nhiên: báo, lá trà, bã cà phê, than củi, than hoạt tính,….
- Đánh bóng, sơn mới bề mặt đồ gỗ sau một thời gian sử dụng để đồ vật luôn sáng bóng, đẹp mắt.
- Áp dụng các biện pháp điều chỉnh, kiểm soát độ ẩm trong nhà như: lắp máy kiểm soát độ ẩm, dùng vật liệu chống thấm, sử dụng điều hòa nhiệt độ, thông gió qua hệ thống cửa sổ,….
Như vậy, bài viết trên đây của Hometech đã chỉ ra cho bạn những cách chống mốc đồ gỗ hiệu quả cùng các phương pháp làm sạch đồ nội thất bằng gỗ đơn giản. Mong rằng chúng sẽ giúp bạn bảo vệ cũng như sử dụng đồ gỗ một cách tốt nhất, mang lại nhiều tiện ích trong sinh hoạt hằng ngày.