Nước là môi trường chung để tạo điều kiện cho cơ thể dung hòa các khoáng chất dinh dưỡng cần thiết. Khi nguồn nước đưa vào cơ thể không đảm bảo các chỉ số an toàn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Trong đó chỉ số TDS là một phần quan trọng để đánh giá chất lượng của nước. Vậy chỉ số TDS là gì? Chỉ số TDS đóng vai trò như thế nào trong việc đánh giá nguồn nước?
Chỉ số TDS là gì?
TDS là viết tắt của từ gì? là “Total Dissolved Solids”, hay còn được gọi là Tổng chất rắn hoà tan TDS, đây là một chỉ số dùng để đánh giá tổng quan nhất về ion tích điện trong chất rắn hòa tan.
Dựa vào chỉ số TDS người ta sẽ biết được các ion điện tích như khoáng chất, muối, các kim loại,… trong nước ra sao.
Thông qua chất rắn hòa tan TDS người khảo sát, phân tích dễ tìm kiếm được nguồn nước sạch, tự nhiên, cũng như phân biệt được đâu là nước tự nhiên đâu là nước thải đô thị, nước thải công nghiệp.
Vậy chỉ số TDS là gì? Nó là chỉ số dùng để đánh giá tình trạng của chất rắn hòa tan trong nước như thế nào. Thông qua chỉ số này người đánh giá có thể xác định được chất lượng của nguồn nước, từ đó đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả, tránh tốn chi phí và thời gian.
Nguồn gốc của chỉ số TDS
Để hiểu được tầm quan trọng của chỉ số TDS trong việc đánh giá tổng chất rắn hòa tan. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nguồn gốc của chỉ số TDS ra đời như thế nào?
Chất rắn hòa tan có thể xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau như từ sinh vật phù du, phù sa, nước thải trong sinh hoạt hay nước thải từ công nghiệp,… Một số các nguồn nước khác bắt đầu từ dòng chảy tại các khu vực dùng để trồng trọt, chăn nuôi hoặc khu đô thị, khu phân bón thuốc trừ sâu.
Một số chất rắn hòa tan cũng được xác nhận đến từ các vật liệu vô cơ như không khí có chứa canxi bicarbonate, phốt pho, nitơ, lưu huỳnh hay một số khoáng chất khác. Nhưng cũng có chút chất rắn hòa tan được bắt nguồn từ dòng chảy từ các vật liệu tạo thành muối, những hợp chất có chứa nhiều phi kim và kim loại.
Do đó, nguồn gốc chỉ số TDS xuất phát từ chất rắn hòa tan được bắt nguồn từ nhiều nơi khác nhau. Tùy vào mỗi nguồn gốc xuất phát của chất rắn hòa tan này đến từ nguồn nước tự nhiên, nguồn nước thải từ quá trình xử lý nước thải, khu công nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu,… mà đưa ra phân loại phù hợp.
Tại sao cần đo lường chỉ số TDS?
TDS là một chỉ số giúp cho bạn có thể xác định rõ ràng được các chất rắn hòa tan trong nước như thế nào. Thông qua chỉ số TDS dễ dàng xác định được chất lượng của nguồn nước đang được kiểm tra ra sao. Từ những chỉ số này sẽ đưa ra được biện pháp xử lý nguồn nước thích hợp, mang lại hiệu quả.
Có thể nói thông qua chỉ số TDS, bạn xác định được phương pháp lọc nước phù hợp, tiết kiệm thời gian, chi phí, mang lại hiệu quả cao. Bởi vì chỉ số TDS sẽ giúp đánh giá các vấn đề sau:
Hương vị của nguồn nước
Thông qua chỉ số TDS bạn nhanh chóng xác định được cụ thể nguồn nước đang được đánh giá có bị mặn, vị đắng hay vị ngọt. Tùy vào chất lượng và các loại khoáng chất, chất rắn hòa tan khác nhau trong nước ít hay nhiều mà ảnh hưởng đến hương vị của nước.
Chất lượng khi dùng nước chế biến món ăn
Hàm lượng chất rắn hòa tan chứa trong nước sẽ ảnh hưởng đến thời gian chế biến món ăn. Để món ăn không bị cứng, khó chín, nấu lâu cần phải chú ý đến nồng độ TDS là gì trong nước.
Sức khỏe của người dùng
Đối với nguồn nước được đánh giá chỉ số TDS thấp, khi nguồn nước có chứa chỉ số TDS cao, vượt quá mức độ an toàn cho phép. Sử dụng nguồn nước này thường xuyên có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng thông qua chỉ số TDS bạn dễ dàng nắm bắt được vấn đề cần giải quyết.
Phục vụ cho sinh hoạt, giặt ủi
Khi chỉ số TDS trong nước đang ở mức độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của quần áo được giặt. Quần áo có thể bị phai màu, xuất hiện các vết bẩn lạ khó tẩy hay những vết ố vàng khi chỉ số TDS trong nước tăng cao.
Vậy nên việc đo lường chỉ số TDS trong nước giúp bạn nắm bắt được tình hình chất lượng nước đang sử dụng như thế nào. Thông qua chỉ số TDS sẽ đảm bảo nguồn nước sử dụng cho gia đình luôn được an toàn.
>>> Xem thêm: Những cách kiểm tra nước sạch hiệu quả, an toàn và biện pháp xử lý
Nước có chỉ số TDS bao nhiêu đạt chuẩn?
Theo quy định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới – WHO và Cục Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ và quy định của Việt Nam thì hàm lượng chỉ số TDS trong nước không được vượt quá 500 mg/lít đối với nước dùng để ăn uống hằng ngày và không được vượt quá 1000 mg/ lít đối với nước dùng để trong sinh hoạt.
Cụ thể tùy vào từng nguồn nước được sử dụng cho vấn đề nào mà chỉ số TDS sẽ được quy định khác nhau:
- Nước cấp chuyên dùng trong phòng thí nghiệm sẽ dùng loại nước có chỉ số TDS nhỏ hoặc bằng 0.
- Đối với nguồn nước dùng trong ngành điện tử sẽ có chỉ số TDS không được vượt quá 5 mg/lít.
- Nguồn nước tinh khiết, nước trong phòng thí nghiệm, nước trong nhà máy hay nước cất có chỉ số TDS không được vượt quá 10 mg/ lít.
Lưu ý: Không phải nguồn nước nào được kiểm tra có chỉ số, hàm lượng TDS càng thấp thì có nghĩa là nguồn nước an toàn và tốt cho người sử dụng. Mà chỉ số TDS này cần phải ở mức cao hơn một chút mới có chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe người dùng.
Nguồn nước được sử dụng cho từng mục đích khác nhau sẽ dựa vào việc phân tích chỉ số TDS trong nước.
Nước được đánh giá là an toàn cho sức khỏe người dùng
Trong ăn uống hằng ngày sẽ được tính các mức độ chỉ số TDS như sau:
- Với nguồn nước có chỉ số TDS <= 50PPM được xem là nguồn nước sạch tốt.
- Với chỉ số TDS nằm trong khoảng từ 50 PPM < TDS < 90 PPM được đánh giá là nguồn nước suối, nước mạch ngầm đã được lọc qua cacbon.
- Với nguồn nước có chỉ số TDS < 170 PPM được xem là nguồn nước có chứa nhiều ion kim loại như Mg và Ca.
Nguồn nước được sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày
Với nguồn nước dùng cho sinh hoạt sẽ được tính trong mức chỉ số TDS từ 170 đến 400PPM
- Chỉ số nằm trong khoảng từ 200 đến 300 PPM là nguồn nước cứng ở mức độ nhẹ vừa phải, không nên dùng nước này trong việc ăn uống.
- Chỉ số TDS từ 300 đến 400 PPM được xem là nguồn nước cứng nằm ở mức độ cao, không được dùng nguồn nước này cho việc ăn uống.
- Nguồn nước có chỉ số TDS vượt quá 400 PPM được liệt kê vào nguồn nước nguy hiểm không nên dùng.
Làm sao để xác định chỉ số TDS?
Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt bắt nguồn từ rất nhiều nguồn khác nhau, dựa vào chỉ số TDS của từng nguồn nước cung cấp mà các chuyên gia sẽ phân chia nước cho từng đối tượng phù hợp. Vậy làm thế nào để xác định chỉ số TDS trong nước một cách chính xác nhất? Ngày nay, chuyên gia đo chỉ số TDS trong nước sẽ dùng hai phương pháp chính là dùng bút thử TDS và máy đo thông số TDS.
Bút thử TDS là gì?
Bút đo TDS là gì? Đây là một chiếc bút được gọi với tên là bút điện phân hoạt động ở hai điện cực bằng sắt và hai điện cực bằng nhôm. Với bút điện phân chỉ cần bỏ chiếc bút vào một ly nước chia đều hai cặp điện cực, lúc này các ion kim loại trong nước sẽ được điện cực mang theo tạo ra một phản ứng hóa học chung với điện cực nhôm và điện cực sắt đưa ra màu sắc khác nhau. Dựa vào màu sắc của bút điện phân, người phân tích sẽ phát hiện được các ion kim loại, tạp chất ở trong nước ở mức độ bao nhiêu để phân biệt nước.
Máy đo TDS là gì?
Bút máy đo TDS là gì? Nó còn được gọi là bút thử chỉ số TDS. Bút thử chỉ số này dựa vào độ dẫn điện của nguồn nước để hoạt động. Thông qua hình thức hoạt động của nước, bút thử dễ dàng xác định được hàm lượng ion có chứa trong nước như thế nào từ đó phân loại nước phù hợp.
Cách giảm chỉ số TDS trong nước
Cách giảm TDS trong nước là gì? Hiện nay để giảm nhanh chỉ số TDS trong nước có rất nhiều biện pháp khác nhau. Dưới đây là những biện pháp có thể làm giảm chỉ số TDS trong nước hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất:
Giảm chỉ số TDS trong nước thông qua phương pháp khử ion
Phương pháp khử ion sẽ giúp loại bỏ được các chất rắn hòa tan có trong nước nhanh chóng. Phương pháp này sử dụng thành phần chính tham gia vào quá trình xử lý là nhựa trao đổi ion. Các hạt nhựa ion sẽ kiểm soát các ion từ đó loại bỏ đi các chất rắn hòa tan có trong nước.
Giảm chỉ số TDS bằng thẩm thấu ngược – công nghệ RO
Thẩm thấu ngược RO là phương pháp dùng áp lực để đẩy nước qua các màng lọc có khả năng loại bỏ đi những tạp chất, chất rắn hòa tan tồn tại trong nước. Phương pháp này giống hệt như máy lọc nước loại bỏ đi các cặn bẩn trong nước qua nhiều tầng lọc cho ra nước sạch. Nhờ phương pháp thẩm thấu ngược sẽ loại bỏ được tới 99 % các loại chất rắn hòa tan tồn tại trong nước gây ô nhiễm, có hại cho sức khỏe.
Ngoài ra để giảm chỉ số TDS trong nước có thể làm theo phương pháp chưng cất để phân tách nước với các chất rắn hòa tan trong nước. Phương pháp này thực hiện đơn giản là dùng nhiệt để chuyển nước từ thể lỏng sang thể hơi, rồi ngưng tụ lại thành dạng lỏng. Cách giảm chỉ số này chỉ thực hiện đối với số lượng nước cần giảm TDS ít vì tốn nhiều thời gian hơn.
Hoặc để tiết kiệm nhiều thời gian, đảm bảo an toàn cho sức khỏe hơn, nhiều gia đình đầu tư các loại máy lọc nước hiện đại vừa hiển thị được chỉ số TDS, vừa có phương pháp giảm chỉ số TDS trong nước cho ra nguồn nước tốt sức khỏe.
Qua bài chia sẻ trên của Hometech chắc hẳn bạn cũng biết được thông số TDS là gì? Chỉ số TDS trong nước là gì? có vai trò quan trọng ra sao khi phân tích nguồn nước. Mong rằng qua chia sẻ trên bạn hiểu hơn về chỉ số TDS là gì từ đó cũng biết cách đo TDS là gì, phân biệt được nguồn nước nào sạch đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình.