You are currently viewing Tiêu chuẩn nước ăn uống, sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay

Tiêu chuẩn nước ăn uống, sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay

Nước sạch rất cần thiết đối với cơ thể, đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Để đảm bảo chất lượng sống, các bạn cần sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước. Vậy có những tiêu chuẩn nước sinh hoạt, ăn uống nào ở nước ta? Cách nhận biết nguồn nước đã bị ô nhiễm ra sao? Và làm thế nào để đảm bảo nước sinh hoạt đạt chuẩn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tiêu chuẩn chất lượng nước sạch tại Việt Nam.

Các tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất hiện nay

Nước sạch đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng cuộc sống của con người. Ở mỗi địa phương, đất nước sẽ có tiêu chí khác nhau để đánh giá chất lượng nguồn nước sạch dành cho sinh hoạt. Dưới đây là một số tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt do Bộ Y tế Việt Nam đã công bố.

Bảng tiêu chuẩn nước sinh hoạt
Tiêu chuẩn nước dùng cho hoạt động sinh hoạt 02-2009/BYT

Tiêu chuẩn nước sạch QCVN 02-2009/BYT

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt 02-2009 này được dùng đối với nguồn nước sạch sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Có thể kể tới như vệ sinh, tắm giặt, rửa thực phẩm,… Quy chuẩn này được xem xét nguồn nước theo các tiêu chí nghiêm ngặt. Các tiêu chuẩn clo trong nước sinh hoạt, màu sắc, mùi vị, độ đục, độ pH,… để xác định chất lượng nước sạch sinh hoạt. Đây cũng là tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho 1 người, đơn vị, tơc chức hay hộ kinh doanh dưới 1000m3/ ngày.

Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt này không được áp dụng đối với nguồn nước sử dụng để uống trực tiếp, nấu ăn hay chế biến thực phẩm,… Các nguồn nước đạt quy chuẩn này sẽ không đảm bảo chất lượng độ an toàn cho các hoạt động liên quan đến ăn uống.

Tiêu chuẩn nước sạch QCVN 01-2009/BYT

Tiêu chuẩn nước này bao gồm các quy định liên quan tới chất lượng nguồn nước được sử dụng trong các hoạt động như nấu ăn, ăn uống, chế biến thực phẩm,… Tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt này đảm bảo nước đủ an toàn, sạch sẽ cho người sử dụng.

Quy chuẩn nước dùng cho cả hoạt động ăn uống 01-2009/BYT

Quy chuẩn nước sạch 01-2009 này được áp dụng giới hạn trong việc đánh giá chất lượng nước dùng trong cuộc sống sinh hoạt. Đồng thời đây cũng tiêu chuẩn dành cho những cơ sở chế biến nước uống đóng chai, nơi khai thác nước hay cơ sở kinh doanh ăn uống.

Quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất hiện nay chính là quy chuẩn 01-2018/ BYT. Đây là quy định giới hạn với các thông số chất lượng của nước sạch sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt nông thôn, đô thị này áp dụng với các cá nhân, tổ chức có hoạt động khai thác, sản xuất và kinh doanh nước sạch; các cơ quan thanh tra, giám sát về nước sạch. Nhưng quy chuẩn này không áp dụng với nước uống trực tiếp, nước đóng bình.

Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT

Các loại nước ngọt, nước khoáng đóng chai, nước dùng để uống trực tiếp,… đều được đánh giá theo tiêu chuẩn sử dụng nước sinh hoạt này. Đây là quy chuẩn đánh giá nguồn nước nào sạch, đủ an toàn để uống cho mọi người.

Quy chuẩn đánh giá nước uống trực tiếp 2010/BYT

Nguồn nước sạch này cần phải trải qua các quy trình kiểm định, đánh giá về chất lượng bởi các cơ quan chuyên môn được Bộ Y tế quy định. Nước đạt được các chỉ tiêu theo quy chuẩn về độ sạch này được chứng nhận đảm bảo có thể dùng trong hoạt động ăn uống.

Cách nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm đơn giản

Nguồn nước đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt, ăn uống sẽ đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Vậy làm sao để nhận biết được nước bị ô nhiễm hay không? Thực tế, mọi người có thể dựa vào nhiều cách thức khác nhau để xác định. Một trong những cách đơn giản, dễ dàng nhất chính là dùng cảm quan của bản thân để xác định qua màu sắc, mùi vị của nguồn nước. Sau đây là phương thức nhận biết các loại nguồn nước ô nhiễm thường gặp.

Cách nhận biết nước đã bị nhiễm Asen

Để nhận biết nước có nhiều tạp chất asen không đạt tiêu chuẩn nước sử dụng thì mọi người hãy đựng nước vào trong một bình. Tiếp theo, các bạn hãy chờ đợi một thời gian rồi quay lại để xem tình trạng nước đó như thế nào. Nếu nước trong bình có hiện tượng bị đục, xuất hiện màu trắng sữa thì nước này có nồng độ asen lớn. 

Tuy nhiên, trên thực tế, nhận biết nước bị nhiễm asen bằng mắt thường rất khó. Dù nước trong thì vẫn có thể có lượng nhỏ tạp chất asen nhất định nên để đảm bảo nhất thì mọi người cần sử dụng nguồn nước sạch theo tiêu chuẩn hay sử dụng bộ lọc chuẩn.

Phương thức nhận biết nguồn nước nhiễm Mangan

Mangan là một kim loại có màu trắng bạc và tồn tại trong nước ở dạng ion. Nguồn nước có nhiều mangan thường có màu vàng và mùi tanh. Bên cạnh đó, mọi người có thể nhận biết nước nhiễm mangan thông qua sử dụng các vật dụng làm bằng sứ như bình nóng lạnh, bồn cầu, bồn rửa mặt, vòi nước,… Nếu các bạn thấy những đồ vật này có cặn đen hoặc khi dùng để nấu chín thức ăn mất nhiều thời gian hơn thì có thể nước đã nhiễm mangan.

Cách nhận biết nước nhiễm phèn, sắt

Nguồn nước bị ô nhiễm bởi phèn, sắt có một số cách nhận biết như sau:

  • Thông qua mùi vị: Nước nhiễm tạp chất phèn, sắt khi ngửi sẽ thấy mùi tanh khó chịu.
  • Về màu sắc: Khi mới bơm nước nhiễm sắt, phèn lên có thể vẫn trong nhưng sau một thời gian trong không khí thì nước sẽ chuyển sang màu nâu đục.
  • Nhận biết qua một số hiện tượng: Nếu các vật dụng tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm sắt thì sẽ bị hoen gỉ nhanh chóng. Bên cạnh đó, quần áo giặt với nước ô nhiễm này sẽ bị ố vàng. Đặc biệt, khi cho nước trà khô với mủ chuối vào nước nhiễm sắt thì sẽ thấy hiện tượng chuyển sang màu tím.
  • Kiểm tra thông qua thức ăn: Nước bị nhiễm sắt khi sử dụng để nấu ăn sẽ giảm độ ngon, cơm có thể có màu xám, mùi khó chịu.

Phương pháp nhận biết nước đã bị nhiễm Canxi

Để nhận biết nước nhiễm tạp chất canxi, mọi người có thể lấy nước mang đi đun. Nếu bạn thấy cặn trắng xuất hiện thì nguồn nước đã bị nhiễm canxi. Bên cạnh đó, các bạn có thể sử dụng xà phòng giặt để kiểm tra. Thông thường, nước nhiễm tạp chất canxi sẽ không tạo nhiều bọt khi giặt quần áo như nước sạch thông thường.

Bên cạnh đó, những vật dụng như ấm đun nước, vòi nước,… xuất hiện nhiều cặn trắng thì nguồn nước có thể nhiễm canxi. Hơn nữa, lớp cặn bám này sẽ khiến khả năng dẫn nhiệt của đồ vật bị giảm, gây tốn điện hơn.

Cách nhận biết nước đã bị ô nhiễm Nitrit

Mọi người có thể kiểm tra nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm nitrit không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt qua việc luộc thịt. Nếu các bạn thấy thịt sau khi luộc xuất hiện màu hồng thì nước này đã nhiễm nitrit. Lý do là nitrit có tính năng ức chế hồng cầu nên khiến miếng thịt đã luộc trông như chưa chín hẳn.

Phương pháp nhận biết nước nhiễm Amoni, Clo

Clo là một chất thường được dùng với mục đích khử trùng nước tại các nhà máy. Một cách thức nhận biết nước chứa nhiều clo chính là thông qua mùi. Nếu nước bị ô nhiễm bởi chất clo thì mọi người sẽ thấy một mùi nồng nặc tựa như thuốc tẩy. Khi dùng loại nước này để nấu ăn, rửa mặt, đánh răng mà thấy có mùi khó chịu này thì chứng tỏ nguồn nước nhà bạn đã nhiễm clo.

Nếu trong nước chứa amoni không quá 20mg/l thì sẽ rất khó để phân biệt vì bạn sẽ không thấy mùi hay vị nào bất thường. Tuy nhiên, nếu chất amoni trên mức này thì mọi người sẽ thấy mùi khai khó chịu khi ngửi nước.

>>> Xem thêm: Các loại nước rửa chén phổ biến, được ưa chuộng nhất hiện nay

Tác hại khi sử dụng nguồn nước sinh hoạt nhiễm bẩn

Dùng nước không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những tác hại theo từng loại ô nhiễm khác nhau của nước đến đời sống người dùng.

  • Nước sinh hoạt bị nhiễm một số hợp chất hữu cơ như: phenol, sevin, thuốc trừ sâu, endrin, chất tẩy… đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Nếu nhiễm phải lượng lớn hoặc trong thời gian dài thì nguy cơ ung thư khá cao.
  • Nguồn nước nhiễm kim loại nặng như mangan, sắt vượt mức tiêu chuẩn nước sinh hoạt có thể gây dị ứng hoặc các bệnh ngoài da và làm hỏng quần áo, đồ dùng sử dụng nước. 
  • Nếu nước nhiễm lượng lớn kim loại có độc tính như chì, asen, thủy ngân,… thì ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và có thể gây ung thư, đột biến.

  • Nước nhiễm tạp chất crom sẽ khiến viêm gan, viêm thận và ung thư phổi. Còn nước chứa nhiều mangan thì có thể gây tổn thương đến thận, hệ thống tuần hoàn.
  • Nước nhiễm khuẩn sẽ khiến người dùng dễ mắc bệnh về ruột, tiêu chảy, bệnh tả,…
  • Nước nhiễm natri vượt mức tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Làm thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt?

Tuỳ vào nguồn nước sử dụng mà mọi người sẽ có phương thức đảm bảo chất lượng nguồn nước riêng. Đối với nguồn nước chưa đạt tiêu chuẩn về nước sinh hoạt cho học sinh, gia đình và đang bị ô nhiễm thì mọi người nên sử dụng nhưng hệ thống lọc nước. Điều này sẽ giúp cải thiện chất lượng nguồn nước sinh hoạt, loại bớt các tạp chất độc hại gây không tốt sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày.

Còn đối với các nguồn nước đã được chứng nhận đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế thì các bạn nên chú ý đến vật chứa. Nếu để nước dùng trong đời sống sinh hoạt được chứa trong bể ngầm thì có thể bị nhiễm khuẩn độc khá cao. Bên cạnh đó, những nguồn nước này cũng chưa chắc đảm bảo luôn đạt chuẩn nên bạn cũng cần có phương pháp lọc phù hợp.

Đảm bảo vệ sinh vật chứa

Thiết bị lọc nước dưới bồn rửa EU 101 ưu việt, đa năng
Nên dùng hệ thống lọc uy tín để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt

Để duy trì nguồn nước sinh hoạt luôn sạch sẽ thì mọi người nên sử dụng vật chứa đựng nước bằng nhựa hoặc inox. Bình chứa đựng nước phải luôn sạch, chất lượng tốt và độ bền cao nhằm đảm bảo chất lượng nước sử dụng an toàn cho sức khỏe.

Sử dụng dòng máy lọc RO chất lượng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm lọc nước giúp mang đến nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn. Trong đó, dòng máy lọc nước công nghệ RO được đánh giá là mang nước tinh khiết, an toàn nhất. Màng lọc RO sở hữu công nghệ lọc thẩm thấu ngược nên đem lại hiệu quả lọc cao, lọc sạch những cặn bẩn, tạp chất, chất độc hại ở trong nước và cho ra nước chất lượng theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt hiện nay.

Trên đây, Hometech đã chia sẻ đến với mọi người về các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về quy chuẩn chất lượng nước dùng trong sinh hoạt.