Trong mọi căn bếp đều chẳng thể nào thiếu được thớt. Và dù có nhiều chất liệu mới được đưa vào chế tạo thớt thì những chiếc thớt gỗ vẫn được ưa chuộng nhất. Tuy nhiên gia đình dùng thớt gỗ thường phải đối mặt với tình huống bị mốc sau một thời gian sử dụng. Khi gặp tình trạng này, gia đình nên tìm các cách làm sạch thớt gỗ bị mốc để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe khi dùng thớt, cũng như tính thẩm mỹ cho thiết bị hỗ trợ nấu nướng gia đình.
Tại sao cần làm sạch thớt gỗ bị mốc?
Thớt gỗ là một dụng cụ nhà bếp gần như không thể thiếu tại các gia đình. Người nội trợ sử dụng thớt gỗ mỗi ngày để chế biến thực phẩm. Vì thế bề mặt thớt gỗ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, rau củ, ….
Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, trên bề mặt thớt gỗ có chứa nhóm vi khuẩn E.coli, Fecal, Salmonella và Campylobacter. Đây là những vi khuẩn gây nên các bệnh về đường ruột, tiêu chảy. Loại vi khuẩn này rất dễ lây lan nhanh chóng từ bề mặt thớt sang các loại thực phẩm được chế biến. Một báo cáo cho thấy, số lượng vi khuẩn trên thớt gỗ có thể cao gấp 200 lần số vi khuẩn trong bồn cầu.
Do đó, nếu bạn không rửa sạch bề mặt thớt gỗ sau khi sử dụng thì rất dễ dàng tạo môi trường sinh sôi nhanh chóng và mạnh mẽ cho các nhóm vi khuẩn này. Vì vậy mà gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Hơn nữa khi thớt gỗ bị mốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhóm vi khuẩn E.coli, Fecal, Salmonella và Campylobacter sinh sôi phát triển nhanh chóng. Đồng thời còn là môi trường tốt cho nhiều loại vi khuẩn khác phát triển mạnh mẽ. Và nếu như bạn không làm sạch thớt gỗ bị mốc thì sẽ có nguy cơ cao gặp các bệnh về dạ dày, đường ruột, hệ tiêu hóa.
Khi nào phải làm sạch thớt gỗ bị mốc?
Thời điểm làm sạch thớt gỗ bị mốc là ngay khi thớt xuất hiện dấu hiệu bị mốc. Trên thực tế bạn nên làm sạch thớt thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Hơn nữa bạn nên thay thế thớt gỗ ngay khi có dấu hiệu bị mốc, để tránh ảnh hưởng sức khỏe gia đình.
4 cách làm sạch thớt gỗ bị mốc
Nếu thớt gỗ mà gia đình bạn đang sử dụng có dấu hiệu bị ẩm mốc, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như sau để làm sạch chúng:
Tuy nhiên, những chiếc thớt bị mốc, ẩm có mùi hôi thì sẽ khó để làm sạch hơn nhiều. Vì vậy, bạn có thể tham khảo những cách làm sạch thớt gỗ bị mốc như sau:
Cách làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng giấm và muối
Giấm cùng với muối có khả năng khử khuẩn, giảm nấm mốc cực kỳ hiệu quả. Do đó bạn có thể dùng giấm và muối ăn để làm sạch thớt gỗ bị mốc theo cách như sau:
- Bước 1: Rửa sạch bề mặt thớt, sau đó làm ướt thớt.
- Bước 2: Bạn đổ 2 thìa giấm trắng lên hai mặt thớt và xoa đều. Axit trong giấm giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch bề mặt thớt. Giấm trắng còn giúp làm mềm bề mặt thớt và khử mùi hôi hiệu quả.
- Bước 3: Rắc một chút muối hạt loại nhỏ lên thớt rồi xoa đều tất cả bề mặt của thớt. Muối sẽ sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn và mùi mốc trên thớt. Muối cũng dễ dàng thấm vào những khe nhỏ của thớt để làm sạch mọi thứ.
- Bước 4: Sau khi xoa đều muối và giấm trong 5 phút, bạn cho một lượng vừa phải kem đánh răng lên bề mặt thớt. Sau đó bạn dùng bàn chải chà đi chà lại. Những chất mùn đen bị bong ra từ bề mặt thớt. Đây là những chất cặn bẩn bám trên thớt lâu ngày.
- Bước 5: Cọ rửa sạch lại thớt gỗ dưới vòi nước và thấm khô thớt.
- Bước 6: Sau khi thớt khô, dùng dầu ăn thoa đều các mặt và cạnh của thớt. Cuối cùng là dùng màng bọc thực phẩm bọc lại trong vòng 6 giờ để dầu ăn tạo một lớp màng bao phủ bề mặt thớt, cách biệt với không khí, có tác dụng chống mốc cho thớt gỗ.
Cách làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng hỗn hợp muối và chanh
Muối và chanh đều chứa các thành phần có tính sát khuẩn cao, cũng như có khả năng loại bỏ mùi hôi khó chịu và các vết bẩn. Vì thế, bạn có thể dùng chanh và muối để làm sạch bề mặt thớt gõ. Cách làm như sau:
- Bước 1: Làm ướt bề mặt thớt gỗ.
- Bước 2: Sau đó bạn dùng một lát chanh chà lên bề mặt thớt gỗ bị mốc.
- Bước 3: Sử dụng hỗn hợp muối và chanh để thoa đều bề mặt thớt gỗ.
- Bước 4: Để yên thớt gỗ trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Bước 5: Sử dụng một chiếc khăn mềm sạch để lau khô bề mặt thớt gỗ.
Cách làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng baking soda
Baking soda có rất nhiều tác dụng trong làm sạch bề mặt vật dụng và loại bỏ nấm mốc. Do đó bạn có thể dùng baking soda để làm sạch bề mặt thớt gỗ bị mốc.
Phương pháp thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần trộn đều baking soda với nước ấm rồi tiến hành thoa khắp bề mặt thớt gỗ bị mốc. Sau đó bạn phơi thớt gỗ ra ngoài trời nắng khoảng 30 phút, rồi rửa sạch thớt lại với nước. Cuối cùng là lau khô bằng khăn mềm sạch.
Cách làm sạch thớt gỗ bị mốc bằng Oxy già 3%
Có một cách làm sạch thớt gỗ bị nấm mốc rất hay là dùng Oxy già 3%. Bạn chỉ cần đổ một ít oxy già lên trên bề mặt thớt rồi đợi khoảng vài phút cho đến khi thấy sủi bọt thì dùng bàn chải chà nhẹ nhàng trên khắp bề mặt thớt gỗ.
Cuối cùng là bạn rửa lại thớt gỗ với nước sạch và đem phơi thớt gỗ đã chà sạch dưới trời nắng. Sau khi thớt gỗ khô ráo là có thể sử dụng được.
Những lưu ý khi làm sạch thớt gỗ
Khi bạn làm sạch thớt gỗ bị mốc, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:
Bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để làm sạch, bao gồm găng tay để bảo vệ bàn tay, một bàn chải nhỏ để chà xát bề mặt thớt gỗ cùng với một chiếc khăn mềm sạch. Ngoài ra bạn nên chuẩn bị những nguyên liệu như muối, giấm, chanh, baking soda hoặc oxy già 3% trước.
Khi làm sạch bề mặt thớt gỗ bị mốc, bạn nên thoa đều các nguyên liệu và hỗn hợp làm sạch lên toàn bộ bề mặt thớt cũng như các cạnh của thớt, hay là mọi gõ nhỏ bị khuất để loại bỏ toàn bộ bào tử nấm mốc. Sau khi bôi các nguyên liệu, cọ rửa bằng nước sạch, bạn nên phơi hoặc lau khô bề mặt thớt. Tuy nhiên khi lau chỉ nên thấm nhẹ, chứ không chà xát mạnh.
Và cuối cùng, nếu bạn thấy rằng thớt gỗ đã bị nấm mốc lây lan và lấn chiếm bề mặt quá nhiều, bạn nên thay thớt gỗ. Tốt nhất không nên sử dụng những chiếc thớt gỗ đã bị ẩm mốc cũng như có dấu hiệu bị nứt, bể hay lắm vết xước vì tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển.
Kinh nghiệm dùng thớt để phòng tránh nhiễm khuẩn
Những chiếc thớt gỗ rất khó để không bị nhiễm vi khuẩn hay bị ẩm mốc sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, cách bạn sử dụng thớt đúng phương pháp có thể giúp gia đình giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhờ phòng tránh hiệu quả các loại vi khuẩn. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thớt gỗ để thớt được bền, chắc và không bị mốc trong lúc dùng.
Mua thớt về cần ngâm trước khi sử dụng
Sau khi bạn mua thớt về cần phải làm sạch bề mặt gỗ. Tuy nhiên như vậy là chưa đủ, bạn còn phải tạo đủ độ ẩm cho thớt, để khi dùng không bị thấm nước nhiều hay dễ rạn nứt.
Phương pháp thực hiện là ngâm thớt trong dung dịch nước muối được pha theo tỷ lệ 200 gam muối : 1 lít nước trong khoảng 1 ngày. Sau đó bạn đem thớt phơi thật khô sau đó mới sử dụng.
>>> Tìm hiểu thêm: Những tiêu chuẩn nước sinh hoạt, ăn uống tại Việt Nam hiện nay
Vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng
Vệ sinh thớt gỗ sạch sẽ sau khi sử dụng là điều không thể thiếu. Đây là cách để giúp thớt bền lâu hơn và ngăn ngừa tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Bạn nên dùng nước nóng, muối, kết hợp với baking soda và giấm để vệ sinh thớt gỗ sau khi sử dụng. Hoặc là bạn có thể dùng chanh, vì trong chanh chứa nhiều axit, có khả năng khử khuẩn, cũng như làm sạch thức ăn bám trên thớt, đồng thời loại bỏ được mùi thức ăn bám trên bề mặt thớt gỗ. Khi chà xát bề mặt thớt gỗ bằng chanh, bạn có thể kết hợp thêm cùng một chút muối trắng hạt to.
Cách bảo quản thớt gỗ bằng cách để ở nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Bạn không nên để thớt gỗ trong môi trường khô nóng hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ dễ bị nứt, nhanh hỏng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để thớt ở những nơi ẩm thấp vì dễ bị mốc. Vì thế, hãy đặt thớt gỗ những nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào.
Sử dụng thớt thực phẩm sống và thực phẩm chín riêng
Nếu dùng chung thớt để xử lý thực phẩm sống lẫn thực phẩm chín, các vi khuẩn có hại bên trong những loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá,… sẽ bám vào thực phẩm chín, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là khi bạn trực tiếp ăn thực phẩm chín. Vì thế, hãy sử dụng thớt thực phẩm sống và thực phẩm chín riêng.
Thay thớt gỗ ngay khi đã bị mốc và nứt, bề mặt lắm vết cắt, xước
Bạn nên sẵn sàng thay thớt gỗ sau khi sử dụng một thời gian, nếu như trên bề mặt xuất hiện những vết xước do quá trình thái, băm thực phẩm. Bên trong những vết xước này là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển vì thức ăn thừa còn sót lại bám vào.
Ngoài ra, nếu thớt gỗ bị mốc, tốt hơn hết là bạn nên thay thớt mỡ để đảm bảo an toàn, tránh mầm bệnh và các vi khuẩn có hại. Chính vì vậy hãy thay thớt sau khoảng 7 đến 8 tháng hoặc khi bề mặt thớt gỗ xuất hiện quá nhiều vết cắt, xước.
Trên đây là những cách làm sạch thớt gỗ bị mốc hiệu quả ngay tại nhà. Hy vọng những chia sẻ trên của Hometech sẽ giúp bạn bảo quản thớt gỗ tốt hơn và bền hơn, bảo vệ sức khỏe gia đình.