Chẳng ai có thể sống mà thiếu nước cả. Con người cần nước và cần có nước sạch để nâng cao chất lượng đời sống. Vì thế đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch là một điều mà bất kỳ người nào cũng phải chú ý. Kiểm tra và chắc chắn rằng nguồn nước sinh hoạt của bạn sạch sẽ, không chứa các vi khuẩn gây hại hay chất cặn bã, hóa chất nguy hiểm rất quan trọng. Vậy nên các gia đình cần biết những cách kiểm tra nước sạch hiệu quả.
Tại sao phải kiểm tra nước sinh hoạt có sạch không?
Chất lượng nước trong sinh hoạt và sản xuất luôn là một vấn đề đáng quan tâm. Tuy nhiên những gia đình ở Việt Nam chưa chú ý kỹ đến vấn đề này, họ thường không chủ động kiểm tra chất lượng nguồn nước dù sử dụng trong nhiều năm, đặc biệt là ở nông thôn.
Đây là một điều không nên vì dù bạn sử dụng cùng một nguồn nước thì chất lượng có thể thay đổi theo năm tháng bởi sự ảnh hưởng của môi trường, tác động của con người. Có một điều đáng buồn là hiện nay môi trường nước của Việt Nam đang suy giảm chất lượng. Nguồn nước ngầm đang bị ảnh hưởng bởi tác động của ô nhiễm môi trường.
Nước ngầm hiện nay đã bị nhiễm những tạp chất độc hại như asen, nitơ, sắt, chì, …. cùng với các loại vi khuẩn gây hại với sức khỏe con người. Điều này diễn ra ở nhiều thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, cũng như xảy ra ở nhiều khu công nghiệp và ngay cả ở nông thôn miền núi. Nếu ở gần các khu trồng trọt thì có thể bị ảnh hưởng bởi chất trừ sâu, …
Mức độ ô nhiễm nước tăng lên làm suy giảm chất lượng nguồn nước, gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu sử dụng nguồn nước trên. Người dùng nước có thể bị mắc một số bệnh ngoài da, đồng thời bị ảnh hưởng ở bên trong cơ thể.
Chính vì những nguyên nhân trên mà các bạn cần kiểm tra chất lượng nước thường xuyên. Bạn nên áp dụng những cách kiểm tra chất lượng nước khoa học để đánh giá hiện trạng, phân tích thành phần nước mà bạn đang sử dụng có tạp chất gì..
Ngày cả khi bạn ở thành phố thì cũng phải quan tâm đến vấn đề này. Hiện nay các gia đình ở thành phố dùng chung nước máy đã được xử lý bằng hệ thống máy lọc đầu nguồn. Tuy nhiên trong quá trình tải nước thì vẫn có nguy cơ tái nhiễm khuẩn, chứa tàn dư hóa chất trong khâu xử lý.
Chưa kể bồn, bể chứa nước lâu ngày không vệ sinh, dọn dẹp rất dễ lắng cặn bẩn và vi khuẩn, ấu trùng gây hại. Vì thế, bạn nên áp dụng những cách kiểm tra nước sạch định kỳ để xác định chất lượng nguồn nước sinh hoạt của gia đình.
Cách kiểm tra nước sạch hay không như thế nào?
Trên thực tế, không phải nguồn nước nào cũng bị nhiễm khuẩn và các kim loại, chất độc hại. Hơn nữa nguồn nước suy giảm chất lượng cũng không dễ dàng bộc lộ ra bên ngoài. Vì thế bạn có thể áp dụng những cách kiểm tra nguồn nước có sạch hay không thông qua một số biện pháp như sau:
Kiểm tra nguồn nước nhiễm clo
Cách kiểm tra nước sạch có bị nhiễm clo hay không rất đơn giản, vì clo có mùi đặc trưng nồng nặc như thuốc tẩy hoặc là loại mùi giống như nước ở bể bơi. Bạn chỉ cần ngửi nước xem có mùi này hay không sẽ biết là nước có bị nhiễm clo không. Nếu sử dụng nước nhiễm clo để đánh răng, rửa mặt, nấu nướng thì càng dễ nhận thấy mùi nồng và khó chịu hơn.
Kiểm tra nguồn nước nhiễm asen
Cách kiểm tra nước sạch có chứa nồng độ asen cao hay không cũng không phức tạp. Bạn chỉ cần để nước trong bình lắng lại sau một thời gian, xem có bị vẩn đục màu trắng sữa hay không.
Nếu như có thì nguồn nước nhà bạn nhiễm nồng độ asen lớn và rất nguy hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình. Bạn cần tìm cách lọc nước để loại bỏ asen.
Nhận biết nước sinh hoạt nhiễm mangan
Cách kiểm tra nước sạch tại nhà có bị nhiễm mangan hay không cũng rất đơn giản. Bạn kiểm tra những dụng cụ chứa nước bằng sành sứ trong nhà hoặc các thiết bị nhà tắm như bồn cầu, bình nóng lạnh, … cùng các vật dụng đun nước.
Nếu như những vật dụng này có bám cặn đen thì có nghĩa là nguồn nước đã bị nhiễm mangan. Bên cạnh đó, nếu như khi đun nước, nấu nước mà nước cùng thức ăn lâu chín hơn bình thường thì cũng có nghĩa là nguồn nước đã bị nhiễm mangan.
Xác định nguồn nước nhiễm sắt, phèn
Cách kiểm tra độ sạch của nước xem có bị nhiễm sắt hoặc phèn hay không được áp dụng rất phổ biến. Bạn kiểm tra những vật dụng đựng nước trong nhà xem có bị vết hoen ố hoặc gỉ sét không. Nếu có thì có nghĩa là nước nhiễm sắt. Và nếu như nước có mùi tanh, có váng, có màu vàng đậm thì có nghĩa là nhiễm phèn và sắt.
Một cách kiểm tra nước sạch khác là bạn sử dụng chè khô hoặc mủ cây chuối để kiểm tra chất lượng nguồn nước. Bạn cho nước chè khô hoặc mủ cây chuối vào nước rồi chờ vài phút. Nếu nước chuyển sang màu tím, chứng tỏ nước sinh hoạt đã bị nhiễm sắt hoặc phèn.
Kiểm tra nước sinh hoạt nhiễm nitrit
Cách kiểm tra nước sạch xem có bị bị nhiễm nitrit rất đơn giản. Bạn luộc thịt bằng chính nguồn nước này và quan sát phản ứng cùng kết quả sau đó. Nếu như thịt sau khi luộc chín có màu đỏ hồng thì nước gia đình bạn đã bị nhiễm nitrit, do nitrit có khả năng ức chế hồng cầu khiến cho thịt có màu hồng đỏ giống như thịt không chín.
>>> Bạn có biết: Những tiêu chuẩn nước sinh hoạt, ăn uống tại Việt Nam hiện nay
Thiết bị kiểm tra độ sạch của nước chính xác
Những phương pháp được đề cập ở trên chỉ là cách kiểm tra nước sạch đơn giản tại nhà. Những phương pháp này sẽ không có độ chính xác cao nếu như nồng độ các chất gây hại trong nước không lớn nên dấu hiệu nhận biết sẽ không rõ ràng. Vì thế, bạn có thể áp dụng cách kiểm tra độ sạch của nước bằng cách dùng những thiết bị như sau:
Kiểm tra nước bằng bút thử TDS
Sử dụng bút thử nước TDS là cách kiểm tra nguồn nước sạch được rất nhiều người áp dụng vì rất dễ thực hiện. Dụng cụ này sẽ kiểm tra độ tinh khiết của nước dựa trên lượng chất rắn hòa tan có trong nước.
Nếu kết quả kiểm tra cho ra chỉ số TDS càng nhỏ thì chứng tỏ nguồn nước mà gia đình bạn đang dùng càng sạch. Và theo quy định hiện hành của WHO, US, EPA thì nồng độ cho phép của TDS không vượt quá 500 mg/l đối với nước ăn uống và không vượt quá 1000 mg/l đối với nước sinh hoạt.
Cách sử dụng bút thử TDS như sau: Bạn nhấn ON/OFF trên bút thử rồi cho đầu thử của bút vào nước. Sau đó bạn ấn nút Hold để đọc kết quả. Sau đó bạn thông qua những thông số hiện trên bút thử TDS để xác định xem nguồn nước có sạch hay không.
Cách đọc các thông số cụ thể trên bút thử TDS như sau:
- 0-50 ppm: Nước có độ tinh khiết cao.
- 50-100 ppm: Nước có độ tinh khiết tương đối.
- 100-300 ppm: Nước có độ cứng cao, chỉ sử dụng cho sinh hoạt.
- 300-600 ppm: Nước có thể đóng cặn, độ ô nhiễm cao.
- 600-1.000 ppm: Nguồn nước không thể sử dụng.
Thông qua những kết quả trên, bạn đã áp dụng cách kiểm tra nước uống có sạch hay không với mức độ chính xác cao. Nhờ vậy giúp bạn xác định được có nên tiếp tục sử dụng nguồn nước trên, hay có phương pháp xử lý như thế nào cho thích hợp.
Cách kiểm tra nước sạch bằng sử dụng máy đo chuyên dụng
Sử dụng máy đo chuyên dụng là cách kiểm tra nước lọc có sạch không cung cấp kết quả chính xác nhất. Sau khi sử dụng dụng cụ này để phân tích chất lượng nước, sản phẩm sẽ hiển thị kết quả cụ thể trên màn hình LED. Thông qua kết quả, người xem xác định những chỉ số của nước để đánh giá chất lượng và mức độ sạch của nước.
Cả 2 dụng cụ này sẽ giúp bạn kiểm tra được chất lượng nước sạch đang sử dụng của gia đình. Từ kết quả phân tích, bạn có được kết quả cụ thể để xác định phương pháp xử lý nước sạch hiệu quả, kết luận xem có nên lắp thêm máy lọc nước và chọn loại nào cho phù hợp.
>>> Xem thêm: Bật mí top 8 cách khử mùi hôi bồn rửa bát đơn giản, hiệu quả cao
Cách xử lý nguồn nước bị nhiễm khuẩn đơn giản
Sau khi áp dụng các cách kiểm tra nước sạch trên, nếu như bạn xác định được nguồn nước bị nhiễm khuẩn nhẹ, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản như sau để xử lý:
Diệt vi khuẩn trong nước bằng cách đun sôi
Có thể nói đây là phương pháp truyền thống nhất, được nhiều người áp dụng từ xa xưa, đó chính là nấu sôi nước để diệt khuẩn. Nhìn chung thì biện pháp này cũng có hiệu quả và bạn có thể sử dụng tạm thời trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên với tình trạng hiện nay, khi mà chất lượng nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề do các chất thải công nghiệp, nhiễm các chất hữu cơ và vô cơ, kim loại nặng và chứa nhiều vi khuẩn gây hại thì biện pháp này không thể có hiệu quả hoàn toàn. Sau khi đun sôi nước uống, những tạp chất gây hại trên vẫn còn tồn tại bên trong mà không thể loại bỏ đi được. Bạn nên lựa chọn những phương pháp có tính hiệu quả cao hơn.
Sử dụng các bộ lọc nước để ngăn tạp chất và vi khuẩn
Sử dụng các phương pháp lọc nước để loại bỏ tạp chất sẽ có tính hiệu quả cao hơn, đảm bảo chất lượng nước sạch tốt hơn. Hiện nay trên thị trường có nhiều thiết bị lọc nước như vậy, với những tính năng hiện đại và cao cấp hơn. Các bạn có thể phân tích chất lượng nguồn nước gia đình, sau đó xác định xem nên sử dụng loại máy lọc nước nào cho phù hợp.
Trên đây Hometech đã chia sẻ những cách kiểm tra nước sạch xem có đảm bảo chất lượng hay không. Có những phương pháp có thể thực hiện ngay tại nhà, bằng những mẹo đơn giản, nhưng cũng có những phương pháp được thực hiện nhờ những dụng cụ chuyên dụng, mang đến cho bạn kết quả chính xác hơn.
Vì thế, bạn có thể lựa chọn phương pháp thích hợp dựa trên tình trạng nguồn nước sinh hoạt và ăn uống của gia đình. Tuy nhiên tốt hơn hết, bạn nên kiểm tra chất lượng nước định kỳ bằng những biện pháp có tính chính xác cao, nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước, để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình của mình.