Nước thải sinh hoạt không qua xử lý đang là một trong những nguồn gây ô nhiễm tới môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vậy nước thải sinh hoạt là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Gây ra tác hại gì? Phương pháp xử lý như thế nào?
Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là những khái niệm được nói tới rất nhiều hiện nay trước tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ loại nước thải này là gì, có đặc điểm ra sao. Vì vậy, trước khi đi tìm cách xử lý, chúng ta hãy cùng làm rõ khái niệm về loại nước thải này.
Nước thải sinh hoạt có tên tiếng Anh là Domestic Wastewater. Đây là loại nước thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của con người ở các hộ gia đình, khu vực đô thị, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cơ quản, chợ,….
Chúng thường có màu đen hoặc nâu, mùi rất đa dạng. Trong thành phần thường có chứa nhiều chất độc, thuốc trừ sâu, hóa chất, dầu mỡ, nitơ, phốt pho, BOD5, COD,…. Ngoài ra, nó còn chứa một số yếu tố cực kỳ nguy hiểm như virus, vi khuẩn, giun sán,….
Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt
Loại nước thải này xuất phát từ trước, trong và sau quá trình sinh hoạt của con người. Dựa theo nguồn gốc phát sinh mà các nhà khoa học đã phân loại nước thải sinh hoạt thành những loại như sau:
Từ nhà vệ sinh, toilet
Nước thải từ nhà vệ sinh, toilet là nguồn nước thải ô nhiễm nhất. Cũng chính nó là nguyên nhân khiến nước thải có màu đen, mùi hôi thối, khó chịu. Bởi thành phần của nó chủ yếu là phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và một số vi sinh vật, virus gây bệnh,….
Nước thải từ nhà vệ sinh có chứa tỷ lệ lớn các chất ô nhiễm như BOD5, COD, Nitơ, Phốt pho. Chúng khiến cho nước thải bị phú dưỡng, gây những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái, môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của con người.
Nước thải từ khu tắm giặt
Nước thải có nguồn gốc từ khu tắm giặt được đánh giá là ít gây ô nhiễm và nguy hại hơn. Bởi hàm lượng chất hữu cơ trong loại nước thải này không có mấy, chủ yếu là các chất có tác dụng tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, dầu gội đầu, sữa tắm,…
Nước thải từ khu nhà bếp
Nước thải từ khu nhà bếp không quá ô nhiễm như nhà vệ sinh, toilet. Bởi chúng thường phát sinh do các quá trình sơ chế thực phẩm, rửa rau, rửa bát đĩa, vệ sinh bếp,…. Tuy nhiên, loại nước này thường chứa nhiều dầu mỡ, cặn bẩn hữu cơ, tạp chất lơ lửng và hóa chất. Nên nếu không được xử lý, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường cống thoát nước, bốc mùi hôi, cáu cặn bám vào thành ống thoát nước.
Tác hại mà nước thải sinh hoạt gây ra
Nước thải từ quá trình sinh hoạt nếu không được xử lý chính là nguồn nước độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và cả đời sống con người.
Ảnh hưởng đến các nguồn nước khác
Thực tế có rất nhiều người dân, hộ gia đình xả nước thải ra ao hồ, sông suối vì nghĩ rằng chúng không có hại gì. Thế nhưng, hành động ấy lại tiềm ẩn rất nhiều tác hại. Bởi khi ấy, các thành phần độc hại trong nước thải sẽ hòa lẫn vào các nguồn nước khác. Chúng làm thay đổi cấu trúc, hàm lượng các chất trong nước. Từ đó gây nguy hại cho các sinh vật sinh sống trong nước, cảnh quan môi trường. Nguy hại hơn nếu con người lại sử dụng nguồn nước đó.
Ảnh hưởng đến môi trường đất
Không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người chưa qua xử lý mà thải thẳng vào môi trường đất cũng khiến đất bị ô nhiễm. Chúng sẽ làm thay đổi các thành phần có trong đất, gây ảnh hưởng tới chất lượng cây trồng, hàm lượng dinh dưỡng trong cây, củ, quả.
Hơn nữa, các yếu tố độc hại, vi khuẩn, virus trong nước thải sẽ lan ra môi trường đất. Vật nuôi sinh sống tại đó rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút đó dẫn tới chết hoặc lây lan dịch bệnh cho cộng đồng và con người. Ngoài ra, lượng nước thải ra đất có thể ngấm vào các mạch nước ngầm bên trong lòng đất. Con người sử dụng nước từ mạch nước ngầm ấy sẽ dễ mắc các bệnh không mong muốn.
Ảnh hưởng đến đời sống của con người
Hành động xả thải trực tiếp nước sinh hoạt ra môi trường còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, sức khỏe của con người. Khi dùng nguồn nước bị ô nhiễm, cơ thể sẽ mắc các bệnh về đường ruột, tả kiết lị, viêm da, viêm hô hấp, ung thư, ngộ độc. Nếu sử dụng thường xuyên, lâu dài còn có thể bị nhiễm độc, biến đổi gen,….
>>> Đừng bỏ qua: Tiết lộ cách khử mùi hôi cống thoát nước hiệu quả triệt để
Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt gia đình hiệu quả
Trước hàng loạt các tác động tiêu cực trên, việc xử lý nước sinh hoạt là điều vô cùng quan trọng. Ngày nay, có rất nhiều cách xử lý khác nhau, tùy theo quy chuẩn nước thải sinh hoạt theo quy định của Nhà nước, điều kiện của bản thân mà bạn lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là 4 cách thức xử lý phổ biến hiện nay:
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Đây là cách xử lý nước thải cơ bản, dựa theo quy trình lọc, lắng, tách các chất rắn tồn tại trong nước bằng cách:
- Dùng màng lưới loại bỏ rác thải, vật cản theo dòng nước.
- Bể lắng có chức năng đào thải các chất lơ lửng.
- Bể tách dầu, tách chất rắn khối lượng nhỏ hơn nước như dầu mỡ,….
Biện pháp xử lý này rất đơn giản, bất cứ cá nhân, gia đình nào cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, hiệu quả không cao, không thể loại bỏ các chất độc hại, vi rút, vi khuẩn. Chúng giúp nâng cao các giai đoạn xử lý hóa học, sinh học về sau.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học chính là biện pháp xử lý nước thải dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật. Trong đó chủ yếu là vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh dùng để xử lý chất hữu cơ, chất bẩn có trong nước thải. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt này gồm có 2 quá trình:
- Kị khí: dùng nhóm sinh vật kị đặt chúng ở nơi không có hàm lượng oxy.
- Hiếu khí: dùng nhóm sinh vật hiếu khí để chúng trong môi trường chứa nhiều oxy.
Khi các vi sinh vật này được cho vào nước, chúng sẽ thực hiện quá trình hòa tan, phân tán nhỏ các chất hữu cơ, khoáng chất trong nước đi vào bên trong tế bào của chúng. Những chất đó sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để chúng tăng trưởng, phát triển, tổng hợp tế bào khác.
Có thể nói, phương pháp xử lý nước thải bằng sinh học chính là dùng để khử các chất hữu cơ có trong nước thải như COD, BOD,…. Phương pháp này dễ vận hành, an toàn và thân thiện với môi trường, chi phí đầu tư, vận hành thấp.
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng thực vật
Nếu như phương pháp sinh học sử dụng vi sinh vật thì biện pháp xử lý bằng thực vật lại lợi dụng các loài thực vật có khả năng sinh trưởng, phát triển trong môi trường nước thải. Chúng sẽ giúp ổn định chất thải, loại bỏ chất dinh dưỡng, khử nồng độ BOD, COD, chất hữu cơ, vô cơ trong nước. Không những vậy, thân, rễ thực vật còn là nơi để các vi sinh vật bám dính. Ngoài ra, chúng còn tạo nguồn năng lượng nhất định, hấp thụ và loại bỏ các thành phần kim loại nặng.
Các nhóm thực vật ứng dụng trong công tác xử lý nước thải gồm:
- Nhóm thực vật sống trôi nổi trên mặt nước: lục bình, bèo tấm, bèo tai tượng, salvinia,….
- Nhóm thực vật sống chìm dưới nước: blyxa, hydrilla, water milfoil,….
- Nhóm thực vật vươn lên mặt nước: sậy, cattails, bulrush,…
- Nhóm các loài thủy sinh trong nước.
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
Đây là cách xử lý nước thải phổ biến, thường được áp dụng tại các nhà máy có quy trình khép kín. Chúng hoạt động dựa trên các phản ứng hóa học của chất thải trong nước và các thành phần hóa chất thêm vào.
Phương pháp này được dùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gia đình ở các khâu: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phân hợp chất độc.
- Trung hòa: có nhiều cách để trung hòa nước thải như: trộn kiềm hoặc axit, thêm các tác nhân hóa học, lọc nước axit thông qua vật liệu lọc, hấp thụ amoniac bằng nước axit.
- Oxy hóa khử: sử dụng clo dạng khí và hóa lỏng, pemanganat kali, bicromat kali, oxzon, clorat canxi,… để làm sạch nước thải.
- Phân hợp các chất độc: qua quá trình oxy hóa, chất độc hại trong nước thải sẽ chuyển thành chất ít độc. Chúng sẽ bị tách riêng ra khỏi nước thải nhờ lượng lớn tác nhân hóa học trong bước phân hợp này.
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
Phương pháp hóa lý gồm keo tụ, đông tụ, hấp thụ, trao đổi ion, siêu lọc. Chúng có thể xử lý độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp cơ, hóa, sinh học đều được. Biện pháp này cho hiệu quả cao, diệt vi khuẩn tốt mà thời gian xử lý nhanh.
>>> Xem thêm: Nước ion kiềm là gì? Đặc tính ra sao? Có tác dụng tốt như nào?
Làm thế nào để hạn chế nước thải sinh hoạt ra môi trường?
Bảo vệ môi trường không phải là nghĩa vụ của nhà nước hay của một người, một tổ chức nào đó mà là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Mỗi cá nhân chung tay góp một phần nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại của bản thân và thế hệ con em tương lai sau này. Vì vậy, biện pháp hạn chế nước thải, bảo vệ nguồn nước sạch đầu tiên chính là thức tỉnh, nâng cao ý thức của mọi người.
Phương pháp tiếp đến đó chính là sử dụng nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả, không nên lãng phí tài nguyên nước trong quá trình sinh hoạt. Cụ thể, bạn hãy tắt vòi nước khi không sử dụng nữa, khắc phục ngay tình trạng đường ống dẫn nước. bể nước bị rò rỉ, Đặc biệt, khi trời mưa, bạn hãy tận dụng nguồn nước này để tưới cây, rửa xe cộ, dụng cụ.
Hơn nữa, ngoài việc áp dụng cách thức đơn giản để xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà như đã nêu ở phần trên, bạn cần hạn chế tối đa việc xả thải bừa bãi ra ngoài môi trường. Thay vào đó, bạn hãy kết nối, sử dụng hệ thống cống thu gom của địa phương để tập kết về một mối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cũng như tái sử dụng nước thải về sau.
Như vậy, thông qua những chia sẻ trên của Hometech, bạn đọc chắc chắn đã hiểu rõ hơn về nước thải sinh hoạt, nguồn gốc, tác hại cũng như các phương pháp xử lý. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn nước và có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.