Công nghệ xanh đang càng ngày trở nên phổ biến và được xem là xu thế mới của thời đại hiện nay. Việc ứng dụng green technology vào nhiều lĩnh vực của đời sống đã đem đến nhiều lợi ích cải thiện đáng kể cho môi trường sống của chúng ta. Vậy công nghệ xanh là gì? Ý nghĩa và ứng dụng thực tiễn của green technology như thế nào? Tất tần tật mọi thông tin sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Công nghệ xanh là gì?
Công nghệ xanh còn được mọi người biết đến với tên gọi Tiếng Anh là green technology hoặc Cleantech. Đây là khái niệm dùng để chỉ việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống con người. Nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường sống sau những tác hại tiêu cực do con người gây nên.
Công nghệ xanh ra đời và được triển khai thực hiện từ những năm 90s và ngày càng hoàn thiện qua các năm để có thể tạo dựng được thói quen sống xanh. Chúng giúp cải thiện chất lượng môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, nước,…
Hiện nay, công nghệ xanh được áp dụng ở bất cứ lĩnh vực nào miễn sao có thể đem đến lợi ích cho môi trường cũng như giá trị kinh tế. Cleantech nhắm đến mục tiêu không sử dụng nguyên vật liệu gây ô nhiễm cũng như không tạo ra chất thải gây hại môi trường. Chúng được triển khai ngay từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến khi kết thúc quá trình sản xuất, vận hành, công nghệ,…
Tóm lại, công nghệ xanh là gì? Đây là công nghệ mới, hướng tới phát triển sự phát triển bền vững và lâu dài cho toàn bộ các lĩnh vực cũng như đời sống con người.
Những lợi ích của công nghệ xanh
Lợi ích của công nghệ xanh là gì? Nếu bạn thắc mắc vấn đề này, tất cả sẽ được giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất ngay sau đây:
Tái chế rác thải
Công nghệ xanh là gì? Đây là một công nghệ cực kỳ hiện đại, tiên tiến khi nó khả năng giúp con người quản lý, xử lý các loại chất thải. Giải pháp này không chỉ giúp giải quyết rác thải để tránh gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường mà quan trọng hơn, nó có thể tái chế rác thải thành nhiều sản phẩm thứ sinh phục vụ cho cuộc sống con người. Ví dụ như tái chế rác thải hữu cơ thành phân bón hoặc các loại chai nhựa thành giày dép, quần áo, xăng dầu,…
Làm sạch nguồn nước
Ô nhiễm nguồn nước và thiếu nước sạch sử dụng hiện là tình trạng báo động ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, nhờ có công nghệ xanh vấn đề nước ô nhiễm đã và đang được giải quyết tốt hơn. Bởi công nghệ này có khả năng lọc nước ô nhiễm một cách tối ưu. Từ đó tạo ra nguồn nước sạch đảm bảo cung cấp cho tất cả mọi người mà không gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
Thanh lọc không khí
Tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng do lượng khí carbon thải ra không khí luôn ở tình trạng cảnh báo. Điều này vốn dĩ có thể được cải thiện nếu có hệ thống rừng và thảm thực vật. Tuy nhiên, xu hướng ngày càng đô thị hóa đã khiến rừng và các thảm thực vật dần dần bị thu hẹp. Chúng không còn khả năng hấp thụ lượng Carbon.
Do đó, công nghệ xanh được ứng dụng sẽ giúp thanh lọc một phần không khí, giảm thiểu khí Carbon đáng kể trong bầu khí quyển. Nhờ vậy, tránh được tình trạng ô nhiễm và hạn chế bệnh về đường hô hấp ở con người và động vật.
Bảo toàn nguồn năng lượng
Các nguồn tài nguyên năng lượng trong tự nhiên như than đá, dầu mỏ,… đều có giới hạn. Một khi chúng bị cạn kiệt sẽ rất khó có thể tái sinh. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch nhờ ứng dụng công nghệ xanh đã giúp khắc phục tình trạng này. Nó giúp bảo toàn năng lượng, đem lại lợi ích về lâu dài trong tương lai.
Hồi sinh hệ sinh thái
Áp dụng công nghệ xanh vào các lĩnh vực sẽ giúp môi trường sống có thời gian nghỉ và hồi phục. Theo đó, lượng chất thải ra không khí, nước sẽ được quản lý, xử lý hiệu quả. Từ đó giúp môi trường hệ sinh thái và các loài động thực vật được phục hồi cũng như bảo tồn tốt hơn.
>>> Bạn đã biết: Những cách kiểm tra nước sạch hiệu quả, an toàn và biện pháp xử lý
Những ứng dụng của công nghệ xanh là gì trong đời sống?
Ứng dụng của công nghệ xanh là gì trong đời sống con người? Thực tế, Cleantech được áp dụng rất rộng rãi và có thể triển khai ở bất cứ lĩnh vực nào miễn là vừa tạo ra giá trị lợi ích vừa bảo vệ môi trường. Dưới đây là các ứng dụng điển hình của công nghệ xanh mà các bạn có thể tìm hiểu. Cụ thể:
Xe điện
Sản phẩm xanh là gì? Xe điện chính là một sản phẩm xanh ra đời nhờ ứng dụng Cleantech. Sở dĩ, con người phải triển khai Cleantech vào lĩnh vực này là bởi lượng khí carbon thải ra từ các loại xe dùng nguyên liệu xăng quá mức làm ô nhiễm bầu không khí nặng nề. Chính vì vậy, phát triển công nghệ xanh sẽ tạo ra các sản phẩm xe máy, xe ô tô chạy bằng năng lượng điện. Từ đó cải thiện chất lượng môi trường.
In 3D từ cát
In 3D từ cát là ý tưởng đến từ nhà thiết kế Enrico Dini. Đây là một phát minh ứng dụng công nghệ xanh bởi nó không sử dụng mực mà thay vào đó là dùng các lớp cát. Bạn có thể in bất cứ thứ gì muốn với khung định hình từ khâu thiết kế. Quá trình sẽ bắt đầu bằng một lớp cát mỏng sau đó máy sẽ in phun keo magie để liên kết các khối cát tạo thành lớp tổng thể lớn như bộ xương, nhà thờ,…
Với công nghệ in 3D từ cát, nó sẽ rút ngắn thời gian xây nhà so với cách thông thường. Trong khi đó chi phí lại rẻ hơn đến ½. Đặc biệt, lượng chất thải thải ra môi trường được giảm thiểu đáng kể.
Cửa sổ mặt trời
Công ty EnSol AS của Na Uy đã triển khai công nghệ xanh bằng cách tích hợp các tấm pin năng lượng mặt trời vào ngay hệ thống cửa sổ kính. Đây là loại cửa được cấu tạo từ các hạt nano kim loại, trong suốt khi không gây cản trở tầm nhìn. Đồng thời có khả năng hấp thụ quang năng tối ưu. Sau đó chuyển đổi thành điện năng để cung cấp cho cả tòa nhà.
Công nghệ Class Five+
Công nghệ Class Five+ được ứng dụng trong sản phẩm bồn cầu Aerodyne của hãng Kohler. Với tính năng này, thiết bị giúp tiết kiệm nước tối ưu lên đến 20-30% lượng nước so với tiêu chuẩn công nghiệp. Ước tính, bạn có thể tránh lãng phí được hơn 62.000 lít nước/năm. Đây là một điểm sáng đáng khen gợi của Kohler.
Tạo ra năng lượng từ bước chân
Công nghệ xanh là gì? Có thể hiểu đây là công nghệ hiện đại với những phát minh đột phá như tạo ra năng lượng từ bước chân. Đây là một ý tưởng mới mẻ và được gọi là công nghệ sàn. Nó giúp chuyển đổi năng lượng từ các bước chân của những người đi bộ thành nguồn năng lượng hữu ích. Giúp các máy bán hàng hoạt động tự động hoặc chiếu sáng đèn đường phố.
Lá quang điện Solar Ivy
Solar Ivy còn được biết đến là những tấm pin năng lượng mặt trời. Chúng có thiết kế mỏng, trọng lượng nhẹ và dễ dàng đặt ở những khu vực có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nhiều gió.
Khi hấp thụ quang năng, gió chúng sẽ chuyển đổi thành điện năng cung cấp cho các tòa nhà sử dụng. Tấm Solar Ivy có kích thước 4 x 7 feet, đón nguồn sáng linh động từ nhiều hướng và có thể sản sinh ra 85 Watts mỗi khi có ánh nắng hoặc gió thổi. Đặc biệt, chúng có thiết kế như những chiếc lá trông khá bắt mắt nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Hệ thống sưởi
Con người rất nhạy cảm với nhiệt độ. Thế nên, chúng tiêu tốn khá nhiều năng lượng cho hệ thống điều hòa cũng như sưởi ấm. Do đó, Gerhard Schmitt đã nghĩ ra ý tưởng cực kỳ độc đáo khi xây dựng một hệ thống tích trữ khí nóng của hè để có thể sử dụng vào mùa đông để tiết kiệm điện năng. Phát minh này được thực hiện tại khuôn viên một trường đại học ở Thuỵ Sĩ.
Theo đó, các thiết bị máy móc khi tỏa ra nguồn nhiệt dư thừa sẽ được thu và bơm xuống lòng đất để dự trữ. Vào mùa đông, chúng sẽ được đẩy ngược trở lên để làm ấm ngôi trường như một hệ thống sưởi ấm. Phát minh đem lại nhiều lợi ích khi có thể giảm điện năng tiêu thụ đồng thời hạn chế lượng carbon thải ra môi trường.
>>> Tìm hiểu thêm: Tại sao cần tiết kiệm nước? Các cách tiết kiệm nước hiệu quả nhất
Vật liệu xanh siêu bền, siêu nhẹ
Công nghiệp xanh là gì? Đây là một nền công nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm thân thiện môi trường. Và vật liệu siêu bền, siêu nhẹ là một trong số đó. Sản phẩm này không chỉ sử dụng các nguyên liệu an toàn, không gây rác thải mà còn mang tới nhiều liệu ích khi sử dụng. Điển hình của vật liệu xanh chính là tấm tôn lợp sinh thái chống thấm asphalt và acrylic.
Chúng có khả năng chịu nhiệt, cách âm, chống cháy và đảm bảo tính thẩm mỹ khi dùng xây dựng cơ bản lẫn trang trí nội ngoại thất. Các loại vật liệu này sản xuất bằng phương pháp không nung, không sinh khí thải nên cực kỳ thân thiện với môi trường.
Canh tác thẳng đứng
Đây là ứng dụng công nghệ xanh vào lĩnh vực nông nghiệp. Theo phương pháp trồng trọt này, các loại cây trồng sẽ được xếp chồng lên nhau theo chiều thẳng đứng. Đồng thời nuôi dưỡng bằng ánh sáng nhân tạo từ đèn LED mà không cần đến đất và có thể trồng cây ngay trong nhà. Canh tác thẳng đứng còn được gọi là phương pháp canh tác hydroponics giúp cây trồng phát triển nhanh và có thể đạt năng suất cao gấp 100 lần.
Đô thị xanh
Đây là khu đô thị xanh được xây dựng mới ở Thiên Tân, Trung Quốc. Được biết khu đô thị này sẽ ứng dụng công nghệ xanh hoàn toàn khi tích hợp thiết bị tái chế nước thải. Cùng với đó là các công trình khử mặn nước biển và áp dụng công nghệ gió, năng lượng mặt trời để tạo ra nguồn điện năng cung cấp cho hơn 350.000 cư dân sinh sống tại đây.
Đặc biệt, khu đô mới này sẽ trang bị đến 90% các phương tiện công cộng để cắt giảm hoàn toàn lượng khí thải carbon. Từ đó, tạo ra môi trường sống xanh, trong lành đúng nghĩa.
Công nghệ xanh là gì? Hy vọng những thông tin trong bài viết của Hometech đã giúp các bạn làm sáng tỏ thắc mắc này. Sự ra đời của nó và ứng dụng ngày càng rộng rãi đã đem đến nhiều lợi ích đáng kể cho môi trường và con người.